Hiển thị các bài đăng có nhãn lg v20 cu. Hiển thị tất cả bài đăng

LG V20: Thử nghiệm nhanh camera kép

LG V20 sở hữu camera kép phía sau giống G5. Trong đó, một chiếc độ phân giải 16MP (ống kính có góc thu hình 75º, f/1.8), chiếc kia có cảm biến 8MP (góc 135º và f/2.4).
º
Cụm camera kép trên V20 sử dụng cảm biến lấy nét laser, tích hợp chống rung quang học OIS, hỗ trợ đèn Flash LED dual tone. Giao diện chụp ảnh của LG V20 khá quen thuộc, đó là sự pha trộn của G5 và V10. Có thể chọn chế độ chụp tự động, chỉnh tay ở màn hình phụ (G5 không có). Trong khi đó, việc chuyển đổi qua lại giữa 2 camera 75º thành 135º tương tự như trên G5.

LG V20 cũ





Trong điều kiện đủ sáng thì đa số ảnh chụp từ camera chính của V20 đều đạt chất lượng khá, với độ chi tiết cao và màu sắc tươi sáng, trung thực. Khi bị thiếu sáng, camera chính của V20 vẫn làm việc khá tốt nhờ thuật toán xử lý (ở chế độ Auto) kiểm soát hiệu quả hiện tượng nhiễu hạt, giúp ảnh sáng mịn và giữ lại tương đối đủ chi tiết. Thậm chí, camera chính của V20 còn có khả năng bắt nét đối tượng chụp trong ánh sáng rất yếu, nhưng lúc này thì chất lượng kiểm soát nhiễu hạt và chi tiết không còn hiệu quả.
Với camera góc rộng sử dụng ống kính 135º và cảm biến 8MP, ảnh của LG V20 sẽ bị méo ở phần rìa khung hình và độ chi tiết thấp hơn so với camera chính. Ứng dụng chụp ảnh gốc của LG cũng chưa có khả năng tự nhận biết bối cảnh chụp để chuyển giữa 2 camera nên người dùng phải chuyển đổi thủ công. Ngoài ra, V20 cần khoảng 1 giây để chuyển giữa 2 camera, dễ bỏ lỡ khoảnh khắc lướt qua trước ống kính. Chính vì vậy, khi cài đặt, tốt nhất là người dùng chọn mặc định sử dụng camera chính và chỉ tự chuyển sang camera phụ khi cần góc chụp rộng (rồi trả lại cài đặt ban đầu ngay cho đỡ quên).
Trong trải nghiệm nhanh đa số các bức ảnh được ghi lại bởi camera chính 16MP, chỉ một vài bức toàn cảnh được chụp bởi camera góc rộng.

* Ảnh đã resize

Camera chính 16MP góc 75º.

Camera phụ 8MP góc 135º.

Camera chính 16MP góc 75º chế độ Auto.

Camera phụ 8MP góc 135º, chế độ Auto.

Chụp đêm toàn cảnh, 8MP.

Chụp đêm toàn cảnh, 16MP.

Closeup thiếu sáng, 8MP.

Closeup thiếu sáng, 16MP.

Trong bối cảnh rất thiếu sáng, máy vẫn lấy nét được nhưng ảnh mất chi tiết và bị nhiễu.

Closeup đủ sáng, 16MP.

LG V20 bị lỗi đột tử d cáp USB-C giá rẻ

Người dùng LG V20 nên chú ý khi mua và sử dụng cáp USB-C giá rẻ trên thị trường vì điều này có thể gây ra lỗi đột tử trên máy.



LG V20 cũ ?

Theo GSMArena, một số người dùng đã báo cáo về việc chiếc smartphone LG V20 mới mua của họ bị lỗi đột tử, tự động tắt nguồn và treo ở màn hình khởi động. Sau khi xem xét, trung tâm dịch vụ khách hàng của LG đã nhận định nguyên nhân là do người dùng đã sử dụng phải cáp USB-C giá rẻ.

Điều này tiếp tục làm tăng lên mối lo ngại về chất lượng của các cáp USB-C giá rẻ hiện đang được bán trôi nổi trên thị trường và thường có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đã đến lúc cần có các tiêu chuẩn mới để giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc nhận biết đâu là cáp USB-C an toàn.

Dù vậy, một số người dùng Reddit lại cho rằng "một sợi cáp của bên thứ 3 rất khó có thể gây ra hiện tượng đột tử trừ khi có các trường hợp phát sinh đặc biệt". Những người này mong đợi câu trả lời thỏa đáng hơn từ phía LG.

Đột tử không phải là vấn đề gì quá mới với các smartphone LG V20 trong vài năm trở lại đây. Trước đó, nhiều người dùng chiếc smartphone G4 của hãng cùng đã bị dính lỗi đột tử. LG đã phải mất một thời gian để tìm ra nguyên nhân là do "sự tiếp xúc giữa các linh kiện đã bị lỏng". Sau đó, hãng đã phải cam kết lên lịch sửa chữa miễn phí cho khách hàng.

Một thời gian sau, đến lượt hàng loạt LG V10 bị lỗi đột tử và giờ đây là LG V20. Có thể nói, đột tử là một trong những vấn đề đau đầu nhất đối với người dùng smartphone của LG.

Đánh giá LG V20 cũ

LG V20 cũ đã phải trải qua một năm vô cùng ảm đạm, thậm chí có thể coi là thất bại khi G5 liên tiếp gặp lỗi, đồng thời, doanh số của sản phẩm này cũng không quá ấn tượng. Vẫn có những đột phát mạnh mẽ nhờ thiết kế dạng module, đồng thời mở ra xu hướng camera kép trong năm 2016, nhưng LG vẫn ở một vị thế thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Thất bại không phải là điều mà LG muốn thấy và mọi niềm tin được đặt vào LG V20 cũ nhằm vớt vát một năm không như ý nguyện.



Năm ngoái, V10 cũng trở thành một cứu cánh dành cho LG khi sản phẩm này gặt hái những thành công to lớn trước những sóng gió mà G4 đang phải đối mặt khi đó và đến hiện tại LG V20 cũ được trình làng để cứu lấy G5. LG V20 cũ là một chiếc điện thoại rất vững chắc, bền bỉ theo đúng nghĩa đen, mang trong mình nhiều tính năng về camera ấn tượng và là chiếc smartphone đầu tiên chạy Android 7.0 Nougat trên thế giới.

THIẾT KẾ LG V20 cũ

LG V20 cũ được thiết kế một cách vuông vức, khác hẳn với ngôn ngữ mềm mại trên G5 và một phần nào đó giống với V10 nhờ một khung thép không gỉ và mặt lưng silicon có thể tháo rời. Đáng chú ý khi LG làm phần nắp lưng nhựa chi tiết và liền mạch với phần khung bằng kim loại.



Phần khung LG V20 cũ bằng thép không gỉ cực bền



Nắp lưng LG V20 cũ bằng silicon với các khớp nối chắc chắn

Bộ khung bằng thép giúp sản phẩm có độ bền ấn tượng hơn và một cảm giác cao cấp hơn hẳn so với V10 hay G5. Rõ ràng, LG đã đạt tới một đẳng cấp mới trong thiết kế, kết hợp hài hòa giữa nhựa và kim loại.



Nắp lưng có thể tháo rời, khác biệt với các mẫu flagship trên thị trường hiện nay

LG V20 cũ được bán ra với ba lựa chọn màu sắc bao gồm titan, bạc và hồng.

CẤU HÌNH PHẦN CỨNG
LG V20 cũ sở hữu cấu hình cao cấp nhất ở thời điểm hiện tại, tương tự như samsung Galaxy Note 7, Sony Xperia XZ và một số flagship ra mắt trong thời gian gầy đây. Bên cạnh đó, V20 vẫn giữ lại màn hình phụ ở phía trên cạnh camera trước của V10. Tuy nhiên, V20 lại không có thiết kế dạng module giống như G5 cũng như không chạy theo xu hướng nguyên khối trên thế giới hiện nay. Dẫu vậy, điều này là có lợi cho những ai hay sử dụng nhiều pin để có một thời lượng dài hơi hơn và có thể xử lý nhanh trong trường hợp pin bị lỗi.



LG vẫn sử dụng con chip Snapdragon 820, không phải 821 như thông tin rò rỉ trước đó, 4GB RAM và 64GB bộ nhớ UFS với tốc độ đọc ghi ấn tượng. Màn hình trên LG V20 là IPS Quantum với độ phân giải 2K đi kèm với tỷ lệ tương phản, màu sắc được cải tiến nhằm cạnh tranh với màn hình AMOLED.



Màn hình LG V20 cũ phụ phía trên có mật độ điểm ảnh tương tự như màn hình chính cùng các tính năng như trên V10. LG giới thiệu màn hình nhỏ của V20 sáng hơn V10 tới 2 lần.



LG V20 cũ cung cấp một viên pin với dung lượng 3200mAh cho V20, đây không phải là một con số ấn tượng nhưng người dùng có thể thay thế nhanh chóng do mặt lưng có thể tháo rời. V20 cũng hỗ trợ công nghệ sạc nhanh Quick Charge 3.0 mới nhất của Qualcomm

CAMERA VÀ ÂM THANH

LG bê nguyên cụm camera kép từ G5 lên LG V20 cũ với một cảm biến thường và một cảm biến góc rộng. Cảm biến chính có độ phân giải 16MP, khẩu độ F/1.8, góc 75 độ và khi cần chụp rộng hơn, bạn có thể chuyển sang cảm biến 8MP, khẩu độ F/2.4 góc chụp 135 độ.



Camera 16MP được trang bị công nghệ ổn định hình ảnh quang học và sử dụng lấy nét lai cho tốc độ chụp, lấy nét nhanh và quay video tốt hơn. Hệ thống lấy nét lai sẽ tự động lựa chọn lấy nét laser và pha tùy thuộc vào đối tượng chụp của người dùng. Về lý thuyết, LG V20 sẽ cho phép bạn chụp tốt ở mọi điều kiện ánh sáng khác nhau.

LG V20 cũ được đánh giá là một camera phone tuyệt vời để quay lại video nhờ khả năng thu âm đạt chuẩn 24bit/48kHz với bộ xử lý riêng LPCM, công nghệ ổn định hình ảnh điện tử Steady Record 2.0, Hi-Fi Video Recording. Ngoài ra người dùng có thể sử dụng các tính năng xử lý âm thanh tiên tiến bao gồm Low Cut Filter và giới hạn khoảng cách ghi âm.



LG V20 cũ cũng là chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới được trang bị 32-bit Hi-Fi Quad DAC - bộ xử lý đến từ ESS Technology với khả năng giảm méo và tiếng ồn xung quanh cho mộ trải nghiệm nghe nhạc vô cùng ấn tượng. Ở chế độ mặc định, V20 có thể chơi các định dạng lossless như FLAC, DSD, AIFF và ALAC với 75 mức âm lượng cũng như kiểm soát cân bằng âm.

LG V20 cũ: Đánh giá chi tiết thời lượng pin

LG V20 cũ nhờ trang bị viên pin lên đến 3.200 mAh, lớn hơn so với pin của LG V10 (3.000 mAh), do đó, thời gian sử dụng pin của LG V20 cũ cũng nhiều hơn. Qua quá trình thử nghiệm, máy on screen được 6 tiếng 15 phút, thời gian sử dụng hỗn hợp 15 tiếng 38 phút và xem phim liên tục được 8 tiếng 50 phút. Trong thời gian sử dụng, nhiệt độ máy dao động từ 36 - 40 độ, nghĩa là chỉ ấm lên chứ không quá nóng, gây khó chịu cho tay khi cầm nắm.



LG V20 cũ Ngoài ra, thời gian sạc pin của máy cũng khá nhanh (1 tiếng 33 phút) do có trang bị công nghệ sạc nhanh.

LG V20 cũ giới thiệu vào tháng 9/2016 với nhiều thay đổi so với thế hệ tiền nhiệm V10, cả về thiết kế lẫn cấu hình. Trong bài viết này, mình sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết về thời gian sử dụng pin của LG V20, mời các bạn theo dõi.

Một lưu ý nho nhỏ là chiếc LG V20 cũ mình sử dụng để thử nghiệm là phiên bản Hàn Quốc, có tên mã LG-F800S.

Cấu hình LG V20 cũ:

Chip xử lý: Snapdragon 820, bốn nhân (2 x 2.15 GHz & 2 x 1.6 GHz)
Màn hình: IPS 5,7", 1.440 x 2.560, ~513 ppi, kính cường lực Gorilla Glass 4
Màn hình phụ: 2,1", 160 x 1.040
RAM: 4 GB
Bộ nhớ trong: 64 GB
Thẻ nhớ: microSD
Camera sau: 16 MP / F1.8 và 8 MP, F2.4, Laser, PDAF, zoom quang 2x, OIS, 2 x LED Flash
Camera trước: 5 MP, F1.9
Pin: 3.200 mAh, sạc quanh Quick Charge 3.0

Các thông số trong thử nghiệm LG V20 cũ:

Sử dụng phiên bản Android 7.0 gốc không tuỳ chỉnh, không Root.
Độ sáng màn hình luôn duy trì mức 50% (không để auto).
Wifi + 3G + Location + Sync luôn mở.
Môi trường thử nghiệm: ngoài trời nhiệt độ từ 27℃ - 31℃ (một ngày từ sáng đến tối).
Các phần mềm sử dụng trong quá trình thử nghiệm: Facebook, Messenger (FB), Browser gốc (Chrome), Asphalt 8, CPU-Z, Battery Widget, MX Player.
Tham khảo: Quy trình đánh giá thời gian sử dụng pin của một thiết bị. Hệ số standby.

Quy trình thử nghiệm LG V20 cũ:

Thử mỗi tác vụ trong 30 phút đến khi hết pin bao gồm: lướt web (web + chat + fb + đọc báo), xem Youtube, chơi game (Asphalt 8), sử dụng tất cả bằng Wifi.
Quá trình standby vẫn push mail, nhận tin facebook liên tục.
Xem phim liên tục, phim được sử dụng thử nghiệm là The Jungle Book 720p x264.

Thời gian sử dụng hỗn hợp được 15 tiếng 38 phút, on screen được 6 tiếng 15 phút

Rõ ràng là so với LG V10, LG V20 cũ có cải tiến rất rõ rệt về thời gian sử dụng pin, mặc dù viên pin của V20 thật sự không quá lớn so với V10. Qua thử nghiệm, thời gian on screen của máy là 6 tiếng 15 phút, từ đó suy ra thời gian sử dụng hỗn hợp của máy có thể lên đến 15 tiếng 38 phút. Thời gian sử dụng hỗn hợp như thế nghĩa là nếu bạn sạc đầy và rút sạc lúc 7h sáng thì đến 22h38 tối máy mới hết pin, quá đủ cho một ngày sử dụng.



Nhiệt độ máy trong quá trình sử dụng tuy có hơi nóng nhưng thật sự không gây khó chịu, phần nóng nhất là ở xung quanh vị trí cảm biến vân tay, nên nếu bạn cầm ở phần thân dưới trong một số tác vụ thông thường như lướt web hay Facebook thì nhiệt độ cũng không là vấn đề gì đó quá to tát. Tuy nhiên, màn hình của V20 khá nóng sau khi bạn thực hiện tác vụ nặng như chơi game trong thời gian dài. Điều này sẽ khiến cho việc nghe điện thoại lúc bấy giờ trở nên rất khó chịu do sức nóng của máy sẽ tác động đến da mặt của bạn.

Thời lượng xem phim liên tục được 8 tiếng 50 phút LG V20 cũ





LG V20 cũ
Sở hữu màn hình lên đến 5.7 inch rộng rãi với độ phân giải cao, trải nghiệm xem phim trên V20 thật sự rất tuyệt. Bên cạnh đó, âm thanh trong quá trình xem phim lớn, sống động và nghe rất đã. Nếu bạn đang tìm cho mình một chiếc điện thoại chủ yếu đề xem phim thì đây có lẽ là một lựa chọn nên cân nhắc. Thử nghiệm thực tế cho thấy LG V20 có thể xem phim liên tục trong khoảng thời gian 8 tiếng 50 phút, nhiều hơn cỡ 40 phút so với V10.

LG V20 cũ được trang bị công nghệ sạc nhanh Quickcharge 3.0, và với cục sạc nhanh 9V - 1.8A (5V - 1.8A) đi kèm trong hộp, chỉ mất 35 phút để sạc từ 0 - 50% và mất khoảng 1 tiếng 33 phút để sạc đầy viên pin 3.200 mAh của máy.

So sánh với máy khác


LG V20 cũ xách tay Mỹ, Hàn giá bao nhiêu

LG V20 cũ vẫn giữ được khả năng chống sốc mặc dù được hoàn thiện từ hợp kim nhôm nhẹ và sang trọng. Ngôn ngữ thiết kế mang nhiều hơi hướng của người đàn anh LG G5, có thể thay thế pin nhưng bằng cách tháo nắm lưng chứ không có tùy chọn modun. LG V20 cũ Vẫn sở hữu một màn hình lớn, chiếc phablet đến từ LG có kích thước lên đến 5.7 inch, nhưng nó cũng có những nâng cấp nhỏ về công nghệ màn hình.



LG V20 cũ bên cạnh đó là vi xử lý Snapdragon 820 và cụm camera chính kép giống với LG G5.

Những điểm nổi bật của LG V20 cũ:
Thiết kế kim loại với hợp kim nhôm AL-6013, chống sốc chuẩn quân đội MIL-STD.
Màn hình 5.7 inch độ phân giải QuadHD, mật độ điểm ảnh 513ppi.
Màn hình phụ 2.2 inch 160p, Always On.
Vi xử lý Qualcom Snapdragon 820, CPU 4 nhân Kryo, GPU Adreno 530.
4GB RAM, 64GB bộ nhớ trong hỗ trợ thẻ nhớ 200GB.
Camera chính 16MP, f/1.8 và 8MP, f/2.4, hỗ trợ chống rung OIS, lấy nét laser, flash LED kép, quay phim 4K âm thanh lossless, StedyRecord 2.0. Camera tự sướng 5MP, f/1.9.
Chip xử lý âm thanh DACs, tai nghe B&O Play chất lượng cao.
Pin 3200mAh, hỗ trợ sạc nhanh QuickCharge 3.0.
Cảm biến vân tay.
Hệ điều hành Android 7.0 Nougat.

Nói là nổi bật thì cũng không chính xác lắm vì mặc dù sinh sau đẻ muộn so với những flagship khác đang có mặt trên thị trường nhưng LG V20 cũ vẫn chỉ có 1 cấu hình đã khá phổ cập và không có điểm gì vượt trội cả.



Vì cùng ngôn ngữ với thiết kế của LG G5 nên khi mới cầm thiết bị vào chúng ta dễ nhầm tưởng rằng máy cũng được trang bị tùy chọn modun, nhưng trên LG V20 cũ đã được LG hoàn thiện hơn khá nhiều, trong rất thanh thoát không còn "béo" và hơi cục mịch như trên LG G5, về cơ bản có thể nhận xét máy có 1 thiết kế đẹp trong thực tế hơn trên ảnh khá nhiều. LG V20 không được thiết kế nguyên khối, nhưng bạn sẽ khó nhận ra điều này vì LG hoàn thiện chiếc flagship rất tốt và liền mạch. LG cho biết chất liệu hợp kim nhôm AL-6103 dùng trên LG V20 cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp tàu thuyền và máy bay. Nhờ vào đấy máy cũng đạt được tiêu chuẩn chống sốc của quân đôi, tương tự như người tiền nhiệm.



Điểm trừ ở mặt lưng này LG V20 cũ chính là 2 dải ăng ten trên và dưới ở giữa là một miếng nhôm có thể bốc ra để thay thế pin, tuy nhiên thì kiểu thiết kế này đã rất quen thuộc trên các thiết bị được làm từ kim loại. Cảm biến vân tay vẫn được đặt ở vị trí quen thuộc như trên mọi sản phẩm của LG, tuy nhiên thì theo hãng cảm biến này hoạt động tốt hơn gấp 2 lần so với người tiền nhiệm V10, trước đây mình cũng không đánh giá cao chất lượng cảm biến vân tay của chiếc flagship cuối năm 2015 đến từ hãng này. Cụm camera bao gồm 2 ông kính, 1 đèn flash LED kép và 1 cảm biến laser hỗ trợ lấy nước, được làm khá lơn và thô, cá nhân mình không thích điều này cho lắm.



Tất cả LG V20 cũ các cổng kết nối đều được sắp xếp ở cạnh dưới như jack cắm tai nghe 3.5mm, USB Type-C, loa ngoài và micro thu âm. Cạnh trên vẫn có sự xuất hiện của cổng hồng ngoại và micro thu âm phụ.



Mặt trước LG V20 cũ là màn hình cảm ứng kích thước 5.7 inch độ phân giải QualHD, nếu bỏ đi màn hình phụ có kích thước 2.2 inch thì cảm nhận của mình là nó rất giống chiếc BlackBerry Z30, mặt dù kiểu thiết kế 2 viền trên và dưới này đã xuất hiện trên LG G5, nhưng với V20 vì chúng được làm mỏng hơn nên nhìn mới giống thiết bị của "dâu đen" đến như vậy. Nguyên lý hoạt động của màn hình phụ tương tự như trên thế hệ V10, rất tiện ích và là một điểm nhấn của V20, nó cũng chỉ tiêu tốn khoảng 5% pin trong suốt một ngày các bạn sử dụng, đây là một mức tiêu hao có thể chấp nhận được.



Tổng thể thì khi cầm chiếc LG V20 cũ trên tay có cảm giác khá thoải mái vì trọng lượng của nó nhẹ hơn người tiền nhiệm V10 khoảng 50g, nhưng lại được hoàn thiện từ kim loại sang trọng.