LG V20 cũ xách tay Mỹ, Hàn giá bao nhiêu

LG V20 cũ vẫn giữ được khả năng chống sốc mặc dù được hoàn thiện từ hợp kim nhôm nhẹ và sang trọng. Ngôn ngữ thiết kế mang nhiều hơi hướng của người đàn anh LG G5, có thể thay thế pin nhưng bằng cách tháo nắm lưng chứ không có tùy chọn modun. LG V20 cũ Vẫn sở hữu một màn hình lớn, chiếc phablet đến từ LG có kích thước lên đến 5.7 inch, nhưng nó cũng có những nâng cấp nhỏ về công nghệ màn hình.



LG V20 cũ bên cạnh đó là vi xử lý Snapdragon 820 và cụm camera chính kép giống với LG G5.

Những điểm nổi bật của LG V20 cũ:
Thiết kế kim loại với hợp kim nhôm AL-6013, chống sốc chuẩn quân đội MIL-STD.
Màn hình 5.7 inch độ phân giải QuadHD, mật độ điểm ảnh 513ppi.
Màn hình phụ 2.2 inch 160p, Always On.
Vi xử lý Qualcom Snapdragon 820, CPU 4 nhân Kryo, GPU Adreno 530.
4GB RAM, 64GB bộ nhớ trong hỗ trợ thẻ nhớ 200GB.
Camera chính 16MP, f/1.8 và 8MP, f/2.4, hỗ trợ chống rung OIS, lấy nét laser, flash LED kép, quay phim 4K âm thanh lossless, StedyRecord 2.0. Camera tự sướng 5MP, f/1.9.
Chip xử lý âm thanh DACs, tai nghe B&O Play chất lượng cao.
Pin 3200mAh, hỗ trợ sạc nhanh QuickCharge 3.0.
Cảm biến vân tay.
Hệ điều hành Android 7.0 Nougat.

Nói là nổi bật thì cũng không chính xác lắm vì mặc dù sinh sau đẻ muộn so với những flagship khác đang có mặt trên thị trường nhưng LG V20 cũ vẫn chỉ có 1 cấu hình đã khá phổ cập và không có điểm gì vượt trội cả.



Vì cùng ngôn ngữ với thiết kế của LG G5 nên khi mới cầm thiết bị vào chúng ta dễ nhầm tưởng rằng máy cũng được trang bị tùy chọn modun, nhưng trên LG V20 cũ đã được LG hoàn thiện hơn khá nhiều, trong rất thanh thoát không còn "béo" và hơi cục mịch như trên LG G5, về cơ bản có thể nhận xét máy có 1 thiết kế đẹp trong thực tế hơn trên ảnh khá nhiều. LG V20 không được thiết kế nguyên khối, nhưng bạn sẽ khó nhận ra điều này vì LG hoàn thiện chiếc flagship rất tốt và liền mạch. LG cho biết chất liệu hợp kim nhôm AL-6103 dùng trên LG V20 cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp tàu thuyền và máy bay. Nhờ vào đấy máy cũng đạt được tiêu chuẩn chống sốc của quân đôi, tương tự như người tiền nhiệm.



Điểm trừ ở mặt lưng này LG V20 cũ chính là 2 dải ăng ten trên và dưới ở giữa là một miếng nhôm có thể bốc ra để thay thế pin, tuy nhiên thì kiểu thiết kế này đã rất quen thuộc trên các thiết bị được làm từ kim loại. Cảm biến vân tay vẫn được đặt ở vị trí quen thuộc như trên mọi sản phẩm của LG, tuy nhiên thì theo hãng cảm biến này hoạt động tốt hơn gấp 2 lần so với người tiền nhiệm V10, trước đây mình cũng không đánh giá cao chất lượng cảm biến vân tay của chiếc flagship cuối năm 2015 đến từ hãng này. Cụm camera bao gồm 2 ông kính, 1 đèn flash LED kép và 1 cảm biến laser hỗ trợ lấy nước, được làm khá lơn và thô, cá nhân mình không thích điều này cho lắm.



Tất cả LG V20 cũ các cổng kết nối đều được sắp xếp ở cạnh dưới như jack cắm tai nghe 3.5mm, USB Type-C, loa ngoài và micro thu âm. Cạnh trên vẫn có sự xuất hiện của cổng hồng ngoại và micro thu âm phụ.



Mặt trước LG V20 cũ là màn hình cảm ứng kích thước 5.7 inch độ phân giải QualHD, nếu bỏ đi màn hình phụ có kích thước 2.2 inch thì cảm nhận của mình là nó rất giống chiếc BlackBerry Z30, mặt dù kiểu thiết kế 2 viền trên và dưới này đã xuất hiện trên LG G5, nhưng với V20 vì chúng được làm mỏng hơn nên nhìn mới giống thiết bị của "dâu đen" đến như vậy. Nguyên lý hoạt động của màn hình phụ tương tự như trên thế hệ V10, rất tiện ích và là một điểm nhấn của V20, nó cũng chỉ tiêu tốn khoảng 5% pin trong suốt một ngày các bạn sử dụng, đây là một mức tiêu hao có thể chấp nhận được.



Tổng thể thì khi cầm chiếc LG V20 cũ trên tay có cảm giác khá thoải mái vì trọng lượng của nó nhẹ hơn người tiền nhiệm V10 khoảng 50g, nhưng lại được hoàn thiện từ kim loại sang trọng.













0 nhận xét: